Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Màu mắt lạ
Thật lâu lắm bà Mùi mới theo con ra phố. Tiếng động ồn ào và cuộc sống xô bồ giữa thành phố Sài Gòn như chẳng có gì thay đổi, nhưng đặc biệt sáng nay không khí chung quanh không làm cho bà cảm thấy dễ ghét như trước nữa, chứ mọi khi nghĩ đến đường sá, xe chạy rầm rộ khiến cho bà chán nản, ngại ngùng

 


Đã từ lâu tự nhốt mình trong căn nhà nhỏ xa thật xa phố thị, đôi lúc bà cảm thấy như mình không còn dính dấp tới cuộc sống bên ngoài. Ngày xưa bà cũng đã từng sống ngậm ngùi như vậy. Đám đông hay mọi vật chung quanh chưa bao giờ làm xao xuyến hay quyến rũ được bà, từ dạo theo chồng vào đây lập nghiệp. Quanh năm suốt tháng bà chỉ biết lo bán bưng nuôi con, nuôi người chồng nghiền rượu với dáng dấp giàu có do cha mẹ gả bán. Nghề nghiệp không thông, sau ngày về nhà chồng chưa đến hai hôm, bà đã làm lụng đến đầu tắt mặt tối, lo cơm áo.


 

Cho đến lúc chồng bà bỏ nhà ra đi với người vợ nhỏ, bà mới thấy đỡ bớt gánh nặng. Ai vào Nam cũng biết đường sá đến ngõ nghách, nhưng riêng bà chỉ biết quanh quẫn khu chợ nhỏ xa Sài Gòn tới mấy dậm. Đôi lúc bà nghĩ, đất nước của mình nhưng vẫn còn cảm thấy sợ sệt, nội mấy cái đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư bật lên tắt xuống đã làm cho bà chóng mặt, chứ đừng nói gì thêm. Khu xóm từ ngày theo chồng vào đây lập nghiệp nay đã quá quen thuộc, với quãng đường lồi lõm, nhà cửa mọc chen chúc không thứ tự. Nhà đủ loại, mái tôn, mái ngói, lợp tranh có. Ở nơi nầy riết rồi bà chẳng còn nhớ gì về nơi quê quán bao nhiêu. Gần bốn chục năm còn gì, ngày bà đi lấy chồng mới vừa mười sáu tuổi, nhỏ hơn đứa con gái của bà hiện giờ, và chưa hề một lần trở lại thăm cảnh cũ. Lờ mờ trong trí nhớ, ngôi nhà tranh nơi bà lớn lên nằm sát bên bờ sông và đâu đó có bãi cỏ xanh quanh năm. Chỉ bấy nhiêu thôi, bà không còn nhớ thêm gì hơn thế nữa. Tuổi trẻ của bà chẳng khác gì cuộc đời hiện tại, có gì để phải suy nghĩ, lắm lúc lòng bà dửng dưng như dòng sông xuôi chảy.

 

Cứ mỗi lần xuống phố, bà lại có cảm tưởng như ngày càng xa lạ. Vẫn tiếng động không dứt, đoàn xe chạy rào rào với tiếng còi inh ỏi và phố xá luôn luôn tấp nập như ngày xưa. Và đôi mắt của bà vẫn lặng lẽ e dè.  

 

Chiếc xe xích lô vừa dừng lại trước cửa phi trường Tân Sơn Nhất, Mai đã vội vàng bước xuống, nàng nhanh nhẹn kéo tà áo dài, tay dìu mẹ. Thấy mẹ với đôi mắt nhìn xa thăm thẳm, Mai gọi giật:

 

- Mẹ, mình đến phi trường rồi.

 

Bà Mùi giật mình, nhẹ nhàng hỏi lại:

 

-Đến nơi rồi hả con.

 

Không trả lời, Mai dìu mẹ lên đứng hẳn trên lề đường, nàng mới lấy tiền trả cho người đạp xe.    

 

Trên không, bầu trời trong vắt, ngọn gió đầu mùa dìu dịu, mơn man thổi đến khiến Mai thêm nao nức vui mừng trong lòng. Mấy chục bạc do ông đạp xích lô lúc nãy thối lại, nàng nhét gọn vào trong xách, quày quả bước về phía mẹ đang đợi. Bà Mùi mãi mê nhìn cảnh vật chung quanh, chẳng hay biết con đã đến bên cạnh bà lúc nào. Mai nhắc chừng mẹ:

 

- Mình đi lè lẹ vào trong đó để con làm giấy tờ cho kịp, chút nữa khỏi phải chen lấn.

 

Bà nhìn con gật đầu không nói, chân bước theo con. Đôi guốc gỗ mới toanh cọ xát vào da thịt khiến nhức nhối khó chịu. Bước đi của bà mỗi lúc mỗi khập khểnh, biết không thể nào theo kịp  Mai, bà bèn dừng lại tháo đôi guốc cầm lấy trên tay. Đôi chân trần giờ đây giẫm lên những viên sỏi nhỏ nằm lăn lóc trên vĩa đường, đâm vào lòng bàn chân đau điếng người, nhưng bà vẫn lúc thúc bước theo con, miên man với những ý nghĩ trong đầu. Mai không biết nàng đã bỏ bà Mùi một khoảng cách khá xa, cho đến khi không còn nghe tiếng guốc của mẹ bên cạnh, nàng vội chợt dừng lại, đưa mắt nhìn mãi, Mai mới nhận ra dáng nhỏ gầy của mẹ lẫn trong đám người qua lại. Lúc bà tiến tới gần hơn nàng không khỏi trố mắt nhìn, bà Mùi dường như chẳng để ý đến cử chỉ của con, bà vẫn mặc nhiên bước trờ tới. Mai nắm lấy cánh tay bà, nàng lo ngại hỏi:

 

- Giữa đường, giữa sá sao bỗng dưng mẹ cởi đôi guốc xách trên tay vậy mẹ?

 

Bà cúi xuống nhìn đôi chân, than:

 

- Thiệt khổ, đôi guốc quỷ mới làm trầy da chân của mẹ, đau không chịu được. Thôi đành xách trên tay cho tiện.

 

Mai nghe mẹ nói, nàng đâm ra hối hận. Vì quá hấp tấp lo vào trong phi trường làm giấy tờ đón anh, nên không để ý đến mẹ đang cố đuổi theo nàng.

 

Không thấy con nói gì, tưởng Mai không bằng lòng, bà đành dã lã, an ủi con:

 

- Mặc kệ mẹ vậy, có ai thèm cười bà già làm gì hả con.

 

Mai cầm tay mẹ, chỉ về phía hàng ghế trước phòng đợi:

 

- Hay mẹ ngồi lại đây chờ cho con vào lo thủ tục giấy tờ xong xuôi, con sẽ ra đưa mẹ vào phòng đón thân nhân chờ anh Khoa, mẹ nhé.

 

Bà Mùi bước lần lại hàng ghế con chỉ ngồi xuống, thở phào gật đầu, đưa tay khoát cho con yên tâm:

 

- Ừø, con cứ vô trong lo giấy tờ đi, mẹ ở lại đây chờ con.

 

Vừa bước đi một đoạn, Mai quay lại nói với mẹ với ánh mắt lo ngại:

 

- Mẹ, nhớ đừng đi đâu nghe mẹ, xong công việc con sẽ ra ngay thôi.

 

Bà nhìn con không nói thêm lời nào, chỉ im lặng gật đầu. Mai đã cảm thấy yên lòng nên vội vã bước nhanh, một lúc dáng nàng vội khuất hẳn vào cánh cửa to lớn của phi trường.

 

Bà lặng lẽ nhìn mọi người qua lại quanh khu vực phi trường Tân Sơn Nhất không rời, mãi một hồi khiến cho bà cảm thấy chóng cả mặt, thiên hạ đổ dồn về nơi chỗ nầy đón thân nhân thật đông đảo. Dãy ghế từ lúc bà ngồi lại chẳng bao nhiêu người, nay đã chật cứng. Khuôn mặt mọi người không giấu được vẻ vui tươi. Riêng phần bà, đã lâu lắm mới có ngày hôm nay, sự chờ đợi của bà gần như mòn mỏi. Bao nhiêu lần rồi, Khải viết thư bảo sẽ về thăm gia đình, cho đến nay mới thật sự ngày đón con. Hôm nay Khải trở về không những mỗi mình, mà còn có thêm đứa con dâu đã làm đám cưới cách đây hai năm nữa. Thật tình nhận được thư con gởi về cho hay vậy thôi, chứ bà chưa từng thấy mặt vợ Khải hồi nào đâu. Nhưng thương con nên thương lây con dâu, bà lóng ngóng trông đợi từng ngày. Đôi khi bà thầm trách thằng con trai:

 

- Cái thằng thiệt tệ, cưới vợ xong xuôi nó chỉ viết thư cho nhà biết lấy để, chứ một cái ảnh cũng chẳng thèm gởi, để coi thử mặt mũi dâu con ra thế nào. Mỗi lần Mai viết thư thăm anh chị của nó, bà vẫn không quên nói Mai nhắc Khải nhớ gởi hình đám cưới của hai đứa về cho bà. Không biết nó làm việc gì bên đó bận đến nỗi không nhớ những lời bà dặn.       

 

Đợi riết đâm cáu rồi giận con, lắm lúc bà cằn nhằn khi nhận được quà của Khải :

 

- Quên gì quên ác, chỉ có mỗi tấm hình căn dặn hoài năm lần bảy lượt không nhớ, nó tưởng mẹ cần những gói quà như vậy chăng?

 

Mai bênh vực cho anh:

 

- Mẹ hãy để từ từ hẳn, thế nào anh chị cũng gởi mà. Bên đó đi làm liên miên, đâu còn nhớ gì nữa.

 

Bà nhăn nhó:

 

- Chỉ mấy tấm hình, nếu có bận chăng nữa cứ vất vào trong thùng quà gởi về có mất mát gì. Cả chục xấp giấy quyến vấn thuốc vợ chồng nó còn nhớ, sao mỗi tấm hình cứ quên mãi.

 

Chiều hôm qua nhân đi chợ mua sắm thức ăn, bà không quên món cá bống kho tộ cho Khải, phải chi bà biết con dâu từ miền nào, bà cũng ráng nấu cho nó một món ăn vừa miệng. Nghĩ tới đây, trong lòng bà buồn giận lây đứa con dâu. Không hiểu nó ăn ở làm sao, cách cư xử chẳng tròn trịa chút nào. Chúng nó lấy nhau đã đã hai năm, tiền bạc, quà cáp gởi cho bà đều đặn, nhưng chưa một lần cầm cây viết mực, viết cho bà đến một chữ. Nghe đâu trong thư con bà viết về, hai ông bà sui gia vẫn còn đủ cả. Nghĩ đi, nghĩ lại bà thấy mang ơn ông bà sui của mình thật nhiều, chắc hẳn đám cưới Khải ông bà bên đó đã lo cho mọi chuyện. Chứ đàn ông con trai biết gì để sắm sửa. Rồi đây khi hai đứa về thăm, bà bảo Mai mua món quà gì thật quý để đem qua tặng người ta, mới phải đạo. Nghĩ đến đây, bà cảm thấy vui trong lòng, quên hết mọi điều bực bội. Tính bà không hề giận ai lâu, nói chi con trai với con dâu, trẻ ăn chưa no lo chưa tới, hơi đâu để bụng.

 

Mãi mê trong ý nghĩ, lúc bà nhìn lại dãy ghế đầy người đã dần dần thưa thớt, họ kéo nhau vào phòng đợi thân nhân. Nhìn mọi người bỏ đi gần hết, bà cuống quít lo lắng, không biết sao Mai vẫn chưa trở ra. Bà nôn nóng đứng lên ngồi xuống, đôi bàn chân giờ đây đã sưng phù lên, đôi guốc mới nằm trơ ra dưới đất, bà chẳng buồn ngó lại. Không chần chừ được nữa, bà cúi xuống cầm đôi guốc lên hẳn trên tay, ngập ngừng bước theo người đàn ông vừa trờ tới. Bà dừng lại trước cánh cửa nhìn vào bên trong, mọi người đứng chen chúc khắp nơi. Tiếng người nói chuyện ồn ào như bầy ong vỡ tổ. Mấy lần có ý định bước thẳng vào trong tìm con, nhưng bà vẫn ngần ngại, nhớ tới lời Mai dặn lúc nãy. Mãi một lúc bà đã nhận được dáng con từ xa đang trờ tới, Mai nhìn mẹ đứng ngay cánh cửa biết mẹ nôn nóng chờ nàng, Mai nói to đủ cho bà nghe:

 

- Đợi họ ký giấy lâu quá, con biết ngoài nầy mẹ trông nhưng không làm cách nào hơn.

 

Khuôn mặt chưa tan hết nỗi lo lắng, bà nhìn con:

 

- Con làm mẹ lo quá, sợ có chuyện gì lôi thôi xảy ra mất. Họ ký giấy tờ rồi hả con?

 

- Dạ.

 

Mai vừa nói vừa ôm cánh tay mẹ, giọng vui mừng:

 

- Con không quên hỏi khi nào phi cơ hạ cánh, họ cho hay khoảng một giờ nữa thôi. Vậy là anh Khải cũng sắp về tới nơi rồi đó mẹ.

 

Mai đưa bà Mùi vào phòng đợi, cố tìm cho mẹ một chỗ ngồi nhưng đưa mắt đảo khắp nơi không thấy một ghế nào trống cả, nàng đành dìu bà lại gần cửa ra vào:

 

- Thôi đứng tạm đây vậy, mẹ dựa người vô bức tường cho đỡ mệt.

 

Bà Mùi nghe lời con đứng sát vào bờ tường, nôn nao nghĩ đến Khải. Tưởng tượng giờ nầy nó đã khá nhiều thay đổi lắm rồi, chắc hẳn trắng trẻo, mập mạp hơn xưa và điều bà mong mỏi cho tương lai của Khải đã được như ý. Ngày đó, bà quyết định cho cả hai anh em ra đi một lần để xây dựng cuộc đời, hầu mong tìm kiếm được một tương lai vững chãi hơn. Nhưng rồi nghĩ tới những tháng năm qua đã khá cô đơn, trống trải. Đã nhiều lần bà tự hỏi lòng mình và cuối cùng trái tim đói khát tình thương van xin nên bà đành nhắm mắt để một mình Khải ra đi. Từng ngày qua bà nhớ con khôn dứt, cũng may có Mai bên cạnh an ủi, bớt nỗi quạnh hiu. Để rồi hôm nay con bà lại về, nói sao hết niềm vui mừng trong lòng bà hiện tại.

 

Thấy mẹ đứng yên lặng không nói lời nào, nàng nhón chân bước về phía cửa nhìn qua căn phòng cân hành lý, trên những khuôn mặt xa lạ ngập chìm nụ cười tươi, khiến cho Mai cảm thấy vui lây. Tiếng nói cười ồn ào bỗng im bặt lại, mọi người đều ngước nhìn lên bầu trời xanh, chiếc phi cơ đã xuất hiện. Chỉ trong phút chốc, tiếng phi cơ đã gầm gừ trên không. Đôi mắt bà Mùi sáng lên, Mai lại gần, nắm chặt cánh tay mẹ:

 

- Mẹ! Anh Khoa đã về tới.

 

Bà nhìn con gái mỉm cười, gật đầu không nói. Phi cơ từ từ hạ cánh, mọi người nhốn nháo kéo nhau sát nơi phòng kiểm soát. Mai cũng kéo tay mẹ đứng lại thật gần, bà Mùi muốn ngồi lại ở dãy ghế trống, nhưng thấy Mai nhấp nhỏm không yên, bà đành bước theo con không quên xách theo đôi guốc mới lên trên tay. Tiếng hét la mừng rỡ khi họ nhận ra thân nhân, kẻ kêu người gọi. Mai cố nhón chân nhìn về phía cửa, từng người nối nhau bước vào và đi thẳng qua phòng kiểm soát hành lý. Bất chợt, Mai bấu chặt vào cánh tay của mẹ, tay kia chỉ:

 

- Mẹ! Anh Khải kìa mẹ.

 

Nhìn theo ngón tay con chỉ, mãi một lúc bà đã nhận ra dáng con với chiếc áo thun màu xanh da trời thấp thoáng giữa mênh mông rừng người về thăm nhà. Đôi mắt Khải đảo quanh như tìm kiếm mẹ và em. Mai nhảy cỡn, hét to:

 

- Anh Khải, anh Khải.

 

Chừng như đã nghe được giọng Mai, Khải nhìn về phía Mai, chàng đưa tay ra ngoắc lấy ngoắc để rồi khuất sau cánh cửa.

 

Bà Mùi lo ngại, đưa mắt dò hỏi con:

 

- Mình không xin vào trong đó sao con?

 

Mai cười:

 

- Mẹ chờ một tí nữa thôi, sau khi họ kiểm soát và cân hành lý xong xuôi, anh chị Khải sẽ ra đây.

 

Bà vẫn thắc mắc:

 

- Sợ anh con không biết chỗ mẹ con mình đứng đợi, đi lòng vòng lạc mất.

 

Mai nói cho mẹ yên tâm:

 

- Lúc nãy anh Khải đã thấy rõ con, mẹ khỏi lo. Vã lại phi trường nầy chỉ có một lối ra, anh chị còn đi đâu hơn được nữa.

 

Nghe Mai nói bà cảm thấy đỡ lo, nhưng vẫn thấp thỏm đợi chờ, đôi mắt bà dán chặt vào căn phòng cân hành lý, trong một thoáng im lặng như chợt nhớ điều gì bà quay qua hỏi con:

 

- Nầy con! Tại sao lúc nãy mẹ không thấy vợ anh con.

 

Mai nhìn mẹ đùa:

 

- Mẹ và con chưa hề nhìn thấy mặt chị Khải, giờ có đứng hẳn trước mặt mình cũng không biết, huống chi lúc đó chị lẫn lộn vào đám hành khách làm sao biết hả mẹ. Chỉ vài phút nữa thôi mẹ sẽ gặp, anh chị về ở lại cả một tháng, mặc sức mẹ nhìn mặt con dâu, mặc sức trò chuyện.

 

Bà Mùi khẻ lắc đầu, chép miệng:

 

- Cũng tại anh con mà ra, từ ngày lấy vợ cho tới nay chưa hề gởi được cho mẹ tấm hình của tụi nó.

 

Quách Y Lành

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Chợ Của Má (04-12-2015)
    Người Dưng Làm Má (28-11-2015)
    Huế có những cơn mưa (20-11-2015)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (13-11-2015)
    Tìm lại (04-11-2015)
    Lãng đãng mùa thu đến (24-10-2015)
    Một Góc Đời (17-10-2015)
    Vòng tay ngày mới lớn (05-10-2015)
    Khi mặt trời trốn mất (10-09-2015)
    Dòng Nước Lũ (02-09-2015)
    Con dốc đầu đời (25-08-2015)
    Lối nắng (21-08-2015)
    Màu mắt lạ (13-08-2015)
    Chuông Giáo Đường (09-08-2015)
    Nơi có những cây tùng xanh biếc (06-08-2015)
    Bên Ni Bờ Thương Nhớ (27-07-2015)
    Vạt nắng còn lại (19-07-2015)
    Trơ Trọi (14-07-2015)
    Người Mẹ Không Con (08-07-2015)
    Nỗi Lặng Yên (30-06-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152740960.